Giao ngay (Free ship) TP. HCM và Hà Nội
Trang chủ / Tin tức
Nếu bạn gặp tình trạng phơi quần áo 5 ngày dưới thời tiết nồm ẩm mặc quần áo vẫn không khô, thì bạn chưa biết cách phơi quần áo mùa nồm rồi. Học ngay mẹo phơi quần áo mùa nồm cực thơm dưới đây.
Không dùng/hạn chế dùng nước xả vải
Nếu như mùa hè, chúng ta có thể sử dụng thoải mái các loại nước xả vải hương hoa, hương ban mai để tăng độ mềm của vải cũng như làm cho quần áo của mình thơm hơn, thì mùa nồm những loại nước xả vải này cần cất đi.
Càng sử dụng nhiều nước xả vải, quần áo khi phơi càng hôi. Do quần áo không thể khô, mùi nước xả vải, mùi ẩm ướt cũng như hơi nước trong không khí sẽ khiến quần áo của bạn có một mùi rất khó chịu. Chỉ cần sử dụng bột giặt hoặc xà phòng giặt, nước giặt trong mùa nồm này thôi nhé.
Phơi khô ở ban công, sân có mái che
Phơi quần áo mùa đông, bạn nên phơi ở ban công, sân có mái che kín. Mùa đông thường có mưa bay, mưa rất nhỏ nhưng sẽ hắt theo chiều ngang và nếu mưa bay hắt vào quần áo của bạn trong quá trình phơi, bạn phơi quần áo cả ngày, quần áo cũng không thể khô.
Việc phơi quần áo ở dưới ban công hay sân có mái che cũng giúp cho chúng ta kéo dài được thời gian phơi cả ngày lẫn đêm.Việc phơi quần áo dưới ban công cả ngày đêm sẽ giúp cho thời gian phơi được rút ngắn, quần áo nhanh khô thì sẽ nhanh thơm hơn.
Quần áo gần khô thì mang vào nhà
Điều quan trọng khi muốn phơi quần áo mùa đông vẫn thơm, là: khi quần áo gần khô thì bạn hãy mang chúng vào trong nhà. Việc này giúp cho quần áo không tiếp tục bị hơi nước ẩm trong không khí tác động, trong nhà cũng có độ ẩm thấp và khô ráo hơn nên quần áo sẽ tự khô một cách nhanh hơn.
Bật thêm quạt điện hong khô quần áo
Mang quần áo gần khô vào phơi ở trong nhà, chúng ta có thể bật thêm quạt điện hoặc điều hoà để quần áo đẩy nhanh tiến độ khô của nó.
Nếu bật quạt điện, bạn có thể treo riêng quần áo ra một góc và bật quạt điện từ 06 – 08 tiếng. Nếu bật điều hoà, bạn có thể bật chế độ làm lạnh khô và bật điều hòa cả đêm. Hai cách làm này tuy hơi tiêu tốn điện năng một chút nhưng bù lại, bạn sẽ có đủ quần áo khô và thơm như được phơi dưới nắng hè.
Tận dụng máy giặt sấy nếu có
Nếu có máy giặt sấy thì mùa nồm chính là mùa mà bạn có thể tận dụng chúng hết công suất. Khi máy hoàn thành giặt ướt, máy sẽ tiến hành ngay công đoạn sấy nhiệt với quần áo. Quần áo từ đang ướt nước, khi lấy ra khỏi máy giặt đã ở trạng thái khô ráo hoàn toàn.
Quá trình máy vừa giặt, vừa sấy quần áo sẽ kéo dài từ 3-4 tiếng. Tuy nhiên, so với thời gian 5-7 ngày phơi ngoài trời, sự tiêu thụ điện năng này là cần thiết để bạn có quần áo thơm mùa nồm.
Mùa nồm ẩm này, đừng chật vật với việc giặt sấy quần áo nhé.
Thời tiết rất đặc trưng của mùa Xuân ở miền Bắc là mưa phùn, nồm, khiến cho không khí ẩm ướt. Độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn, nấm mốc… phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp (viêm mũi họng cấp tính, viêm phổi, phế quản, hen suyễn…), nhiễm khuẩn da và tăng mắc các bệnh về dị ứng…
Trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch suy yếu… rất dễ mắc bệnh.
Ngoài các biện pháp làm giảm độ ẩm trong không khí như đóng kín cửa dùng máy hút ẩm, dùng điều hòa 2 chiều chế độ khô, tăng nhiệt độ trong phòng và thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, cửa kính bằng khăn khô… thì tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là rất quan trọng.
Hệ miễn dịch khỏe mạnh là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh, giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Dưới đây là những cách để có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh:
Mặc dù không có thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể 'chữa bệnh' hoặc thậm chí ngăn 100% khỏi nhiễm vi trùng, nhưng một số thực phẩm đã được chứng minh là giúp tăng cường khả năng miễn dịch như:
Trái cây có múi
Ớt chuông đỏ
Quả hạnh
Hạt hướng dương
Quả óc chó
Đậu
Tỏi
Tập trung vào các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng chứa nhiều hóa chất thực vật, tốt cho sức khỏe. Một số bằng chứng cho thấy, chất phytochemical hoạt động giống như chất chống oxy hóa, giúp chống lại virus.
Tỏi giúp tăng cường khả năng miễn dịch...
Để tăng cường khả năng miễn dịch, hãy chú ý tới các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm cho cơ thể.
Một số thực phẩm có các đặc tính chống viêm là thực phẩm giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như các loại cá có dầu (cá hồi, cá thu, cá ngừ và cá mòi). Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm có axit béo omega-3 được biết là giúp cản trở các quá trình thúc đẩy viêm nhiễm trong cơ thể.
Các lựa chọn thực phẩm chống viêm khác bao gồm:
Dầu ô liu
Các loại đậu và hạt
Ngũ cốc chưa tinh chế
Trái cây
Vi khuẩn trong ruột có thể ảnh hưởng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Vì vậy, ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn ‘tốt’, những sinh vật có lợi cho sức khỏe đường ruột sẽ tốt cho hệ miễn dịch. Thực phẩm và đồ uống lên men như kombucha, kim chi… chứa vi khuẩn "tốt", còn được gọi là men vi sinh.
Trong một số trường hợp có thể bổ sung men vi sinh. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm và chất bổ sung chứa men vi sinh có thể không an toàn cho những người có hệ miễn dịch yếu, bao gồm cả những người mắc bệnh mãn tính hoặc đang hóa trị. Do đó, cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung này.
Cơ thể cần kẽm để hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Có nhiều nghiên cứu cho thấy những người có lượng kẽm thấp dễ bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, kẽm giúp chữa lành vết thương.
Lượng kẽm được khuyến nghị là 13 mg đối với nam giới trưởng thành và 9,2 mg đối với phụ nữ trưởng thành/ngày. Thông thường, bạn có thể nhận đủ kẽm từ các loại thực phẩm như:
Hàu
Thịt bò
Ngũ cốc và yến mạch tăng cường kẽm
Đậu lăng
Đậu phộng
Sữa chua Hy Lạp
Tuy nhiên, có thể hữu ích khi xem xét việc bổ sung kẽm theo chỉ định của bác sĩ nếu chế độ ăn không cung cấp đủ.
Thực phẩm nhiều kẽm hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Hydrat hóa là chìa khóa cho một cơ thể và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nước rất cần thiết cho một số chức năng thiết yếu trong cơ thể, bao gồm:
Hoạt động như một chất dinh dưỡng quan trọng
Điều chỉnh nhiệt độ bên trong cơ thể
Chuyển hóa và vận chuyển chất dinh dưỡng trong máu
Xả chất thải
Hoạt động như một bộ giảm xóc cho não và tủy sống
Ở người mang thai, hoạt động như một chất giảm xóc cho thai nhi
Bôi trơn các khớp…
Uống nhiều nước khi bị ốm cũng rất quan trọng. Nước bổ sung lượng chất lỏng mà cơ thể đang mất đi qua phổi mỗi khi bạn ho và lượng nước bị mất do đổ mồ hôi.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lợi ích của việc tập thể dục từ trung bình đến mạnh:
Tăng sức mạnh cho phản ứng miễn dịch
Giảm nguy cơ mắc bệnh
Giảm viêm...
Tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh là những yếu tố quan trọng nhất đối với hệ thống miễn dịch. Ngược lại, những người có lối sống ít vận động có nhiều khả năng bị cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm khác hơn.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến nghị,150 phút hoạt động aerobic cường độ vừa phải hàng tuần; hoặc, 75 phút hoạt động ở cường độ cao/tuần.
Tập thể dục tại nhà từ 15 đến 20 phút, nhảy dây hoặc chạy bộ tại chỗ, đi bộ nhanh quanh khu phố vài lần một tuần… là những cách tốt để đổ mồ hôi, bổ sung vào lịch trình tập luyện của bạn.
2.7 Ngủ đủ giấc
Có mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ và dễ bị ốm hơn. Ngủ là thời gian giúp cơ thể tái tạo và phục hồi. Người lớn từ 18 – 64 tuổi, cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Trẻ lớn tuổi cần ngủ từ 7 đến 8 tiếng, trẻ em và thanh thiếu niên cần ngủ nhiều hơn. Nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Căng thẳng, lo lắng… không được kiểm soát có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và ức chế hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, căng thẳng có thúc đẩy tình trạng viêm nhiễm và mất cân bằng hệ vi sinh vật.
Căng thẳng kéo dài cũng làm tăng nồng độ hormone cortisol và adrenaline. Quá nhiều loại hormon này có thể gây hại cho cơ thể.
Bạn có thể thực hiện các bước nhỏ để giúp thư giãn, giảm căng thẳng, bao gồm:
Ngồi thiền
Ra ngoài đi dạo
Nói chuyện với bạn
Hoàn thành một buổi tập luyện xả stress...
Khi nói đến việc giữ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, rửa tay đúng cách là một trong những điều quan trọng nhất. Rửa tay bằng xà phòng với nước cần thực hiện trong ít nhất 20 giây. Theo CDC, đây là thời gian tối thiểu cần thiết để giảm đáng kể số lượng vi sinh vật trên da của bạn. Nên rửa tay trước và sau bất kỳ tiếp xúc rủi ro nào, như sau khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc ho…
Ngoài ra, hãy rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi chăm sóc người thân bị bệnh, điều trị vết thương hoặc chạm vào bất kỳ tay nắm cửa, núm vặn, công tắc hoặc bề mặt nào... được sử dụng công cộng…
Nếu bạn không thể có xà phòng và nước có thể sử dụng nước rửa tay khô, cũng rất hữu ích. Nếu da tay của bạn dễ bị khô có thể bôi kem dưỡng ẩm phù hợp.